Khi đứng trong tầm ảnh hưởng của loại vũ khí này, người chơi sẽ phải nghe một âm thanh rất khó chịu cùng với việc bị “mù” hoàn toàn trong 3 - 7 giây. Nhưng đó mới chỉ là trong game thôi, còn nếu bạn là “nạn nhân” của một quả flashbang ngoài đời thực, cảm giác sẽ kinh khủng hơn rất nhiều!
Flashbang - “bom mù” là thuật ngữ quen thuộc trong các game bắn súng góc nhìn thứ nhất như CSGO, Đột Kích, Truy Kích... Khi đứng trong tầm ảnh hưởng của loại vũ khí này, người chơi sẽ phải nghe một âm thanh rất khó chịu cùng với việc bị “mù” hoàn toàn trong 3 - 7 giây. Nhưng đó mới chỉ là trong game thôi, còn nếu bạn là “nạn nhân” của một quả flashbang ngoài đời thực, cảm giác sẽ kinh khủng hơn rất nhiều!
Flashbang được biết đến với nhiều cách sử dụng và các chiến thuật khác nhau. Trong game, người chơi có thể sử dụng flashbang khi tiến hành một đợt tấn công chớp nhoáng để giành lấy vị trí thuận lợi. Như vậy, flashbang sẽ giống như một thứ “mở bát” cho cuộc tấn công. Bên cạnh đó, người chơi cũng sáng tạo ra nhiều cách sử dụng “bom mù” khác nhau như: đánh lừa địch khi đội yếu thế hơn, hỗ trợ đồng đội khi giao tranh hoặc để rút lui...Không thể không nhắc đến một chiến thuật kinh điển của flashbang là dùng để gỡ bom, người chơi khi gặp phải tình thế bất lợi hoặc phải đành liều, anh ta có thể “thả” ngay một quả flashbang gần vị trí đặt bom, sau đó yên tâm ngồi gỡ, mặc cho số trời hên xui...
Hiệu quả, đa dụng là thế, nhưng cũng cần một số chú ý khi sử dụng flashbang trong game. Người ném bom phải xác định địa điểm chính xác, ít vật cản và nhằm trúng vào kẻ địch. Sử dụng bom đúng chiến thuật, không làm ảnh hưởng đến đồng đội và phải hết sức bí mật.
Đó là trong game, vậy còn đời thực, flashbang được sử dụng ra sao và có hiệu quả như thế nào?Bom choáng M84
Bom choáng, thunderflash, tiếng bom, braquo, hay flashbang đều là tên gọi chung của thiết bị nổ không gây sát thương. Nó được sử dụng để tạm thời “vô hiệu hóa” các giác quan của đối phương. Nó được thiết kế để tạo ra một luồng ánh sáng cực kỳ chói mắt và một tiếng nổ lớn đến hơn 170 dB. Vũ khí này lần đầu tiên được sử dụng bởi lực lượng SAS của quân đội Anh vào cuối những năm 1970.
Thứ ánh sáng mà quả bom tạo ra sẽ tạm thời kích hoạt tất cả các tế bào điện quan trong mắt, làm cho tầm nhìn bị ảnh hưởng trong khoảng 5 giây, cho đến khi mắt trở lại trạng thái bình thường và không bị xáo trộn. Đặc biệt, người chịu ảnh hưởng sẽ nhìn thấy một hậu cảnh (hình ảnh cuối cùng họ nhìn thấy) khi mắt dần ổn định, điều này làm suy yếu đáng kể khả năng nhận thức và xác định mục tiêu của nạn nhân. Tiếng ồn lớn tạo ra bởi quả bom sẽ làm xáo trộn dịch trong tai, ảnh hưởng đến ốc tai, làm mất khả năng cân bằng.Không giống như bom nổ, bom choáng được tạo thành bởi một lớp vỏ đặc biệt bền, giúp nó giữ nguyên hình dạng khi phát nổ. Lớp vỏ này sẽ giúp giữ lại hầu hết lực phát nổ và tránh những mảnh vỡ gây ra thương tích, trong khi đó, những lỗ tròn trên quả bom sẽ cho phép khói, ánh sáng và âm thanh xuất hiện trong vụ nổ.
Được cho là một thiết bị gây nổ không sát thương, nhưng thực tế chứng minh rằng những vụ nổ “chớp nhoáng” gây ra bởi flashbang vẫn có thể gây thương tích, nhiệt sinh ra có thể làm cháy các loại vật liệu tự nhiên dễ cháy như xăng, dầu...
So sánh trong game - ngoài đờiNhư đã nói ở trên, bom choáng có thể tạo ra tiếng ồn lên tới 170 dB. Trong khi con người thường chỉ nghe âm thanh trong khoảng 50 - 60 dB, một số loại âm thanh gây khó chịu cho con người như tiếng búa có tần số 80 - 85 dB, cưa máy là 105 dB hoặc máy bay phản lực là 130 dB. Như vậy, các bạn có thể tưởng tượng được mức độ kinh khủng của tiếng ồn mà flashbang gây ra.
Ánh sáng mà flashbang gây ra có thể lên tới hơn 1 triệu candela (đơn vị đo cường độ nguồn sáng), trong khi một bóng đèn sợi đốt 300W mới chỉ có cường độ 1.500 candela.Với những đặc điểm như trên, có thể thấy rằng, trong game bắn súng đã mô phỏng flashbang khá chân thực với các hiệu ứng làm mù, choáng và âm thanh inh tai, tuy nhiên chỉ những game thực sự “xịn”, được đầu tư cẩn thận mới mang lại đầy đủ hiệu ứng của một quả flashbang.
Nhưng đó vẫn chỉ là trải nghiệm trong game mà thôi, với cường độ nguồn sáng và tần số âm thanh cực lớn ngoài đời thực, nạn nhân bị ảnh hưởng bởi flashbang sẽ bị mù, điếc, mất thăng bằng ngay lập tức, và sẽ dần được hồi phục trong khoảng 5 - 7 giây. Đó là còn chưa kể đến áp lực rất lớn, tia lửa điện mà quả bom gây ra...
Dù trong thực tế hay trò chơi điện tử, flashbang vẫn là một thiết bị đa dụng được sử dụng kết hợp với nhiều chiến thuật khác nhau. Nhưng có thể chắc chắn một điều là người ta không thể ném một quả bom mù ngay cạnh một quả bom khác sắp phát nổ để “tranh thủ” ngồi gỡ bom như trong game được!(Nguồn: gamek.vn/flashbang-bom-mu-trong-counter-strike-va-ngoai-doi-khac-nhau-the-nao-20170717141524028.chn)