Trung Quốc lại chiếm ‘spotlight’ thị trường game xứ Hàn
-
Là thị trường game di động lớn thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản, liệu xứ Hàn sẽ bị chi phối và đứng yên tại chỗ?
Theo truyền thông nước ngoài, các sản phẩm game di động Trung Quốc trên thị trường quốc tế trong những năm gần đây có nhiều bước tiến đáng kể. Trong đó, thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn là “miền đất hứa” đối với nhiều nhà làm game xứ Trung. Thành công nhất phải kể đến NetEase, 37Games, FunPlus, Linekong Interactive…
Các công ty game Trung phát triển mạnh ở nước ngoài
Trên các tờ báo game hàng đầu Nhật Bản thường có các dòng “tít” như: “Game Nhật do Trung Quốc sản xuất đã càn quét thế giới và phổ biến với văn hóa Nhật Bản”.
Gần đây, tờ TGDaily của Hàn Quốc, Tin tức kinh tế Hàn Quốc và các phương tiện truyền thông khác đưa tin với các tiêu đề: “Các công ty game Trung Quốc đang đẩy mạnh cuộc tấn công vào thị trường Hàn Quốc”, “Trung Quốc đang kiềm toả các công ty Hàn Quốc” hay “Nhiều trò chơi Trung Quốc xếp thứ hai, ba và năm ở Hàn Quốc”, “Game Trung Quốc ảnh hưởng tới thị trường game di động và lo ngại về sự mất dần sức sống của các công ty game Hàn Quốc”…
Vào tháng 09, 模型少女AWAKE, game phong cách anime của Komoe, thu hút người chơi ở Hàn Quốc. Game này do Bilibili phát hành ở Nam Hàn, trở thành một trong những game có doanh thu nhất trong tháng qua. Game này đứng số 6 ở CH Play Hàn về lượt tải và xếp thứ 18 trên App Store nước này.
Bên cạnh đó, game mobile Kỳ Tích Chi Kiếm (4399) hay Dragon Slayer: The Legend of Heroes (37Games) nhanh chóng được đón nhận ở Hàn Quốc. Mới đây như Thiên Dụ Mobile (Armis – Revelation Mobile) của NetEase hay Genshin Impact của miHoYo cũng chiếm trọn “spotlight” thị trường game quốc gia Đông Á.
Thiên Dụ Mobile (NetEase) được phát hành ở Hàn Quốc ngày 07/10
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Hàn Quốc, thị trường game di động nước này đã phát triển nhanh chóng, dự báo sẽ mở rộng quy mô vào năm 2021. Theo đó, thị trường này đạt 10,181 nghìn tỷ won (khoảng 55,62 tỷ tệ), tăng 2,4 nghìn tỷ won so với 7,773 nghìn tỷ won (khoảng 42 tỷ tệ) vào năm 2019.
Trong bối cảnh đó, theo số liệu của công ty dữ liệu lớn IGAWorks của Hàn Quốc cho hay, số lượng game mới phát hành đã tăng đáng kể lên 170.000 sản phẩm, trong đó có tổng cộng 18 game mới được phát hành.
Gần một nửa số sản phẩm chính là của các công ty game Trung Quốc và doanh thu kiếm được sẽ đổ vào túi các nhà đầu tư của xứ gấu trúc.
Hãng game Trung Quốc thì phát triển mạnh trong khi các nhà làm game Hàn lại có biểu hiện “hụt hơi” trong cuộc đua trên chính sân nhà. Doanh thu của Nexon trong quý 2, 3 lần lượt giảm 13% và 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi Netmarble và NCsoft lần lượt giảm 80% và 46% doanh thu.
Công ty Hàn tìm cách chiếm lại thị trường sân nhà
Do thiếu hệ thống kiểm duyệt trong nước, lần đầu tiên giới chức địa phương không có định hướng văn hóa cho các sản phẩm game. Khi các công ty game Trung Quốc thâm nhập với quy mô lớn hơn, họ đã vô tình “mở đường” cho các công ty đại lục ồ ạt tiến vào.
Về ảnh hưởng mạnh mẽ của các công ty Trung Quốc trên thị trường game di động Hàn Quốc, Lim Chung-jae, Giáo sư tại Khoa Kỹ thuật ứng dụng di động và trò chơi tại Đại học Keimyung cho hay: “Các công ty game Trung Quốc đang tích cực chinh phục thị trường nước ngoài. Chi phí nghiên cứu và phát triển được đầu tư gấp 10 lần so với các công ty game trong nước”.
Tờ TGDaily của Hàn Quốc cũng tuyên bố rằng các công ty game nước họ đang “chìm trong sức ì” của những thành công trước đây. Giới chức và doanh nghiệp game Hàn Quốc đang cố gắng tìm cách để thúc đẩy các hãng game trong nước tăng sức cạnh tranh song con đường hiệu quả, đúng đắn hiện vẫn còn là bài toán khó.
(Nguồn: game4v.com/trung-quoc-lai-chiem-spotlight-thi-truong-game-xu-han-804710.g4v)