Trải nghiệm Chiến Vương Tam Quốc: Hiện đại chưa chắc đã tốt, kinh điển thế này mới đúng chất sử thi
-
Nếu như nhiều tựa game Tam Quốc hiện nay chạy theo trào lưu hiện đại hóa về đồ họa và lối chơi thì Chiến Vương Tam Quốc vẫn giữ được tính kinh điển của dòng game chiến thuật cổ điển.
Nói đến game Tam Quốc, chắc chắn 90% người chơi sẽ lập tức liên tưởng đến dòng game chiến thuật. Thể loại này không chỉ tôn vinh được sự tài hoa trong ngòi bút của La Quán Trung mà còn phát tiết được trọn vẹn những tinh hoa trong tư duy và tài trí của game thủ. Trên bàn cờ Tam Quốc là sự đấu trí giữa người chơi với người chơi, nơi mà chiến thuật sẽ gần như quyết định thế cục của trận đấu.
Tôn vinh sự đỉnh cao bằng những giá trị kinh điển
Trong bối cảnh rất nhiều tựa game Tam Quốc lựa chọn hướng đi hiện đại hóa, Chiến Vương Tam Quốc là một sản phẩm khác biệt khi lựa chọn hướng đi bám sát những giá trị kinh điển để truyền tải sự hấp dẫn của thể loại chiến thuật thời gian thực.
Bắt đầu câu chuyện là sự kiện 18 lộ chư hầu hợp quân để thảo phạt Đổng Trác, Chiến Vương Tam Quốc đã bỏ qua Giặc Khăn Vàng mà tiến thẳng luôn đến một trong những sự kiện lớn, tạo nên nhiều bước ngoặt trong nguyên tác của La Quán Trung. Hàng loạt những điển tích như Quan Vũ trảm Hoa Hùng hay Tam Anh chiến Lữ Bố cũng bắt đầu xuất hiện từ đây. Đó là một bước đi khéo léo và dẫn nhập vô cùng tinh tế để đưa người chơi bước chân vào một thế giới Tam Quốc đầy rẫy sự toan tính và hiểm ác.
Các tựa game Tam Quốc thời gian gần đây cố gắng xây dựng theo phong cách đồ họa từ 2.5 đến 3D để khiến cho những trận chiến trong game trở nên hoành tráng nhất có thể, nhưng lại đánh rơi giá trị đỉnh cao về mặt tư duy, tính toán của game thủ. Những sản phẩm theo kiểu “muối xổi” đó không quá tập trung vào mặt xây dựng đội hình, hệ thống cơ sở vật chất và nhân lực mà chỉ cố gắng để game thủ có được một bộ tướng đẹp nhất và rồi… auto xuất trận và chiến thắng. Nếu thua thì công thức lại quay trở về bằng cách “quay tướng => nâng sao => tăng phẩm => đập đồ”.
Đó đâu phải là giá trị của một tựa game Tam Quốc kinh điển? Trong Chiến Vương Tam Quốc, người chơi sẽ bắt đầu bằng một đạo quân của riêng mình, thu phục những lộ chư hầu nhỏ hơn và sáp nhập vào đại quân của bản thân. Từ một vùng lãnh thổ nhỏ bé, game thủ sẽ cần phải toan tính đường đi nước bước để đi xâm chiếm, thảo phạt các vùng địa phương lân cận để mở rộng địa giới, gia tăng sức mạnh.
Để làm được điều đó, người chơi sẽ phải tính toán việc xây dựng sức mạnh quân đội, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất tại hậu phương như lương thảo, thành trì. Cuối cùng là cố gắng có trong tay một đội hình ưng ý nhất và sắp xếp hòa quyện vào trong một trận hình 4x3 khác biệt so với các tựa game theo hướng 3x3. Tức là game thủ sẽ có trong tay một trận hình rộng hơn, nhiều thứ sẽ phải cân nhắc và sắp đặt hơn.
Bên cạnh đó, Chiến Vương Tam Quốc cũng hoạch định cho game thủ những đường lối phát triển nhất định. Người chơi có thể dựa vào sức mình và tình hình của thời thế mà “trôi theo dòng nước”. Ví dụ game cho phép người chơi đặt ra nhiều tình huống nếu bị quân địch vây ráp thì phải làm sao? Sử dụng những dũng tướng mạnh mẽ hay quân sư cơ trí thế nào để từ đó vạch ra được một con đường phát triển lâu dài cho đạo quân của mình.
Đừng nghĩ 2D mà lạc hậu
Như đã nói, Chiến Vương Tam Quốc tập trung vào những giá trị tạo nên tính kinh điển của dòng game chiến thuật Tam Quốc. Đồ họa của game cũng vậy, ban đầu Chiến Vương Tam Quốc sẽ tạo cảm giác cho game thủ đây sẽ là một trò chơi chiến thuật 2D cổ điển. Song khi bước chân vào trận đấu, mọi “định kiến” ấy sẽ hoàn toàn biến mất.
Vẫn là ngôn ngữ thiết kế 2D quen thuộc song cách tạo hình nhân vật cũng như hệ thống quân lính đi kèm khiến cho người chơi có một cảm giác vô cùng thú vị và dễ chịu. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách tạo hình, ánh sáng, tương phản, màu sắc và các hiệu ứng hình ảnh chiến đấu của các tướng.
Với việc sở hữu gần như trọn vẹn tất cả các nhân vật có trong nguyên tác của La Quán Trung, Chiến Vương Tam Quốc tạo nên một hệ thống nhân vật phong phú, đồ sộ. Mỗi một tướng lại sở hữu một bộ kỹ năng khác nhau và khi xuất trận sẽ tạo nên những hiệu ứng hình ảnh khác biệt. Điều này tạo nên một hệ sinh thái chiến đấu đa dạng và không hề nhàm chán đối với game thủ.
Nhưng cũng như đã khẳng định ở trên. Yếu tố chiến thuật và trận hình mới là điều tối quan trọng trong một tựa game Tam Quốc cổ điển. Điều này cũng hoàn toàn đúng với Chiến Vương Tam Quốc khi đặt người chơi vào trung tâm của bàn cờ chiến thuật. Không thể nào đặt một vị tướng quân sư lên trên hàng chiến đấu đầu tiên, vốn phải là vị trí của những dũng tướng hùng mạnh tiên phong như Trương Phi hay Lữ Bố. Đó là những logic cơ bản nhưng cho thấy sự tính toán đến từng chi tiết nhỏ nhất trong Chiến Vương Tam Quốc để tôn trọng nguyên tác, tác giả và tôn trọng chính tư duy chiến thuật của game thủ.
Nhìn chung, Chiến Vương Tam Quốc là một sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chiến thuật, tư duy phát triển đường dài, hình ảnh gần gũi và quan trọng nhất chính là đưa người chơi vào trung tâm của mọi đường đi nước bước trong game. Quyết sách ra sao, hoạt động thế nào, thắng bại tại người chơi. Đó là điều tạo nên giá trị kinh điển của dòng game chiến thuật Tam Quốc mà Chiến Vương Tam Quốc là một ví dụ không thể tiêu biểu hơn.
Vậy nên nếu bạn là người mê sử thi Tam Quốc và đang tìm hiểu những tựa game SLG hay nhất để chơi trên điện thoại thì Chiến Vương Tam Quốc chắc chắn sẽ là lựa chọn thích hợp nhất dành cho bạn vào lúc này đấy. Hiện Chiến Vương Tam Quốc đã chính thức Open Beta cho người chơi trên cả hai hệ điều hành Android và IOS. Tìm hiểu thêm thông tin tại các đường dẫn bên dưới
Tải game tại: https://cvtq.migame.vn/homepage
Fanpage: https://www.facebook.com/chienvuongtamquoc.vn
Group: https://www.facebook.com/groups/376710087275204
(gamek.vn./trai-nghiem-chien-vuong-tam-quoc-hien-dai-chua-chac-da-tot-kinh-dien-the-nay-moi-dung-chat-su-thi-2021102615484959.chn)