Kollect (KOL) giới thiệu hệ thống thẻ NFT với 6 độ hiếm khác nhau
-
Trước khi ra mắt testnet và phát hành MVP, Kollect muốn chia sẻ chi tiết về hệ thống các thẻ trong game đến người dùng. Giá trị của thẻ sẽ phụ thuộc vào độ hiếm của chúng.
Tất cả các thẻ NFT được tích hợp vào hệ sinh thái của Kollect được chia thành 6 độ hiếm khác nhau: Thường (C), Không phổ biến (UC), Hiếm (R), Siêu hiếm (SR), Siêu siêu hiếm (SSR), Cực hiếm (UR).
Thẻ thường (Common – C)
Thẻ C là thứ hạng thấp nhất trong game và phổ biến hơn trong hệ sinh thái Kollect Card.
- Chiếm 35 – 45% thẻ IP ban đầu
- Có khung bạc
- Không có hiệu ứng ảnh ba chiều
- Không có hiệu ứng đặc biệt
Không phổ biến (Uncommon – UC)
Thẻ UC là thẻ thấp thứ hai trong hệ sinh thái Kollect Card.
- Chiếm 25 – 35% thẻ IP ban đầu
- Có khung vàng
- Không có hiệu ứng ảnh ba chiều
- Không có hiệu ứng đặc biệt
Thẻ hiếm (Rare – R)
Thẻ R là thẻ thấp thứ 3 trong hệ sinh thái Kollect Card.
- Chiếm 15 – 30% thẻ IP ban đầu
- Có khung xanh
- Không có hiệu ứng ảnh ba chiều
- Không có hiệu ứng đặc biệt
Thẻ siêu hiếm (Super Rare – SR)
Thẻ SR xếp thứ hạng cao thứ 3 trong hệ sinh thái Kollect Card.
- Chiếm 5 – 10% thẻ IP ban đầu
- Có khung màu xanh lam
- Có hiệu ứng ba chiều
- Không có hiệu ứng đặc biệt
Thẻ siêu siêu hiếm (Super Super Rare – SSR)
- Thẻ SSR xếp thứ hạng cao thứ 2 trong hệ sinh thái Kollect Card.
- Chiếm 1 – 5% thẻ IP ban đầu
- Có khung màu tím
- Có hiệu ứng ba chiều
- Không có hiệu ứng đặc biệt
Thẻ cực hiếm (Ultra Rare – UR)
Thẻ URR là thể quyền lực nhất trong hệ sinh thái Kollect Card.
- Chiếm 0,2 – 1% thẻ IP ban đầu
- Có khung màu đỏ
- Có hiệu ứng ba chiều
- Có hiệu ứng đặc biệt
Tại sao thẻ Rarity lại quan trọng?
Thẻ Rarity sẽ đóng một vai trò lớn trong hệ thống Collection Book, game play-to-earn và marketplace.
Hệ thống Collection Book
Hệ thống collection book là cơ sở của việc thu thập và đánh giá nền kinh tế Kollect. Hệ thống tích hợp tính năng play-to-earn độc đáo, cho phép người dùng staking thẻ của họ vào các collection book khác nhau để kiếm phần thưởng và lợi nhuận.
Độ hiếm của thẻ rất quan trọng vì chúng giúp xác định tỷ lệ và số lượng phần thưởng tiềm năng mà người dùng có thể nhận được. Đương nhiên, thẻ có độ hiếm càng cao thì người dùng càng có thể gặt hái được nhiều lợi nhuận.
Intergrated Game
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khan hiểm của thẻ vì để chơi được game, bắt buộc người dùng phải có thẻ NFT. Thẻ NFT càng hiếm, nhân vật càng mạnh thì càng đáng gờm trong game và mang lợi nhiều lợi nhuận cho chủ thẻ.
Ví dụ:
Phạm vi chỉ số tấn công cho các thẻ thường (C): 1 – 5
Phạm vi chỉ số tấn công cho các thẻ không phổ biến (UC): 3-7
Phạm vi chỉ số tấn công cho thẻ hiếm (R): 5-9
Phạm vi chỉ số tấn công cho thẻ siêu hiếm (SR): 7-11
Phạm vi chỉ số tấn công cho thẻ siêu siêu hiếm (SSR): 9-13
Phạm vi chỉ số tấn công cho thẻ cực hiếm (UR): 11-15
Marketplace
Thẻ càng hiếm thì nội tại càng cao trong hệ sinh thái và người dùng càng có thể gặt hái được nhiều lợi ích tùy thuộc vào cách họ staking hoặc chiến lược chơi hay cách giao dịch trên marketplace.
(Nguồn: coin68.com/kollect-kol-gioi-thieu-he-thong-the-nft-voi-6-do-hiem-khac-nhau/)