Tình hình thị trường Bitcoin trong Quý 3/2021
-
Sau ba tháng của Quý 3/2021, thị trường tiền mã hóa đã có sự thay đổi rõ rệt so với giai đoạn trước đó. Nhiều xu hướng, tiềm năng mới xuất hiện khiến cho thị trường trở nên đa dạng hơn và kéo theo đó là đà tăng trưởng mạnh mẽ. Và sự quan tâm đầu tiên của nhiều nhà đầu tư chuyên lẫn không chuyên là tình hình diễn biến đồng Bitcoin.
Diễn biến giá Bitcoin (BTC)
Sau một thời gian suy giảm vào Quý 2, thị trường tiền mã hóa nói chung và Bitcoin nói riêng trong Quý 3 đã có những bước phục hồi mạnh mẽ và chứng kiến nhiều tin tức sôi động liên quan đến hành lang pháp lý từ Chính Phủ các nước.
Về giá cả, theo biểu đồ Coinbase, sau đợt điều chỉnh mạnh hơn 55% từ mức cao nhất mọi thời đại 64.800 USD ở Quý 2, giá Bitcoin vào tháng 7 tiếp tục giảm về mức thấp 28.800 USD trước khi hồi phục. Từ giữa tháng 7, BTC đã có 8 tuần tăng liên tiếp tổng cộng 81,11%, trước khi chạm đỉnh gần 53.000 USD vào đầu tháng 9 và điều chỉnh về ổn định trên 43.000 USD, cao hơn 25,03% so với thời điểm đầu quý.
Các cột mốc quan trọng
Quý vừa qua đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của Bitcoin và tiền mã hóa (Hình 1):
Hình 1: Những sự kiện nổi bật trong quý 3/2021
– Tháng 7: SEC liên tục đưa ra nhiều tuyên bố pháp lý xoay quanh Bitcoin và thị trường tiền mã hóa.
– 2/8: Chính phủ Đức sửa đổi luật, cho phép một số tổ chức nhất định được phép lưu trữ tối đa 20% tài sản mã hóa trên bảng cân đối kế toán.
– 11/8: Đề xuất về gói Cơ sở Hạ Tầng (Infrastructure Bill) được Thượng viện Mỹ thông qua với những điều khoản bất lợi và không rõ ràng về việc thu thuế những cá nhân tổ chức có liên quan đến tiền mã hóa.
– 7/9: Luật Bitcoin tại El Salvador có hiệu lực – Bitcoin “dựng cột” trên 52.000 USD. Sau đó 1 ngày, Tổng thống nước này tuyên bố đã dự trữ 350 BTC. Sau đó, El Salvador tiếp tục “mua đáy” thêm 150 BTC.
– 24/9: Trung Quốc tuyên bố cấm các giao dịch tiền mã hóa và hoạt động đào coin. Rất nhiều nền tảng tiền mã hóa đang lần lượt “tháo chạy” khỏi nước này. Diễn biến pháp lý của Trung Quốc với BTC được miêu tả trong Hình 2.
Hình 2: Diễn biến quá trình Trung Quốc cấm tiền mã hóa trong năm 2021
Tổ chức chấp nhận Bitcoin
Ngoài sự quan tâm của các nhà lập pháp, Bitcoin và tiền mã hóa tiếp tục được nhiều tổ chức và công ty lớn ủng hộ (Hình 3).
Hình 3: Trữ lượng BTC của các tổ chức lớn trong quý 3/2021
Ở thời điểm cuối Quý 3, quỹ đầu tư Grayscale Bitcoin Trust vẫn đang lưu trữ 654.855 BTC, chiếm 3,12% tổng cung Bitcoin. Nhiều quỹ quản lý tài sản lớn tại Mỹ tiếp cận với Bitcoin thông qua GBTC của Grayscale, chẳng hạn như Morgan Stanley. Hay 3/8 quỹ của công ty US Global đã đầu tư thêm hơn 566.389 USD cổ phiếu GBTC.
MicroStrategy cùng Michael Saylor tiếp tục mua vào BTC, bổ sung 5.050 trên tổng số 114.042 BTC mà công ty này đang lưu trữ (Hình 4).
Hình 4: Lịch sử mua BTC của MicroStrategy
Bộ ba CoinShares, Tesla và Square không có dấu hiệu mua thêm BTC trong Quý 3.
Ngoài ra, nhiều công ty và tổ chức cung cấp dịch vụ lớn nhận thấy cơ hội và đang bắt đầu thích nghi để đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền mã hóa của khách hàng.
- Vast Bank, ngân hàng đầu tiên tại Mỹ cho phép khách hàng mua bán tiền mã hoá trực tiếp bằng tài khoản ngân hàng.
- JPMorgan Chase đăng kí mở quỹ Bitcoin ETF với SEC; Bank of America chấp nhận giao dịch hợp đồng tương lai Bitcoin; Wells Fargo ra mắt quỹ Bitcoin dành riêng cho “giới thượng lưu”.
- PayPal ra mắt dịch vụ giao dịch tiền mã hoá tại Anh.
- Twitter ra mắt tính năng gửi tiền Bitcoin ngay trên ứng dụng iOS.
Trữ lượng BTC trên sàn giao dịch giảm mạnh
Hình 5: Phần trăm nguồn cung BTC được nắm giữ
Cuối Quý 3, phần trăm nguồn cung không thay đổi địa chỉ ví trong vòng ít nhất 3 tháng qua đạt mức cao nhất mọi thời đại ở 84,87%.
Cuối Quý 3, phần trăm nguồn cung không thay đổi địa chỉ ví trong vòng ít nhất 3 tháng qua đạt mức cao nhất mọi thời đại ở 84,87%.
Hình 6: Nguồn cung BTC trên các sàn giao dịch
Sau đợt bán tháo kéo dài từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 7, số lượng BTC trên các sàn giao dịch gặp hiện tượng “sốc nguồn cung” và chưa có dấu hiệu phục hồi. Trữ lượng BTC trên sàn giao dịch giảm về mức thấp nhất 2.457.417 BTC (tương đương 11,7% tổng cung) trong vòng 3 năm trở lại đây vào ngày 28/9.
Hình 7: Phần trăm BTC thanh khoản thấp và không thuộc sàn
Trong khi đó, số lượng BTC có thanh khoản thấp và không nằm trên các sàn giao dịch đều tăng mạnh trong vòng 3 tháng trở lại đây. Dựa vào Hình 7, có thể thấy mối tương quan giữa hai chỉ báo trên và giá BTC trong vòng 18 tháng qua.
(Nguồn: coin68.com/bao-cao-thi-truong-tien-ma-hoa-quy-3-2021/?fbclid=IwAR0azKWW-Tqsz4s8GuLcsLmLPsJBDn56rVdWyb8LmYrlanh2R8ZjYfM3BRsi)