Sự bùng nổ của các hệ sinh thái mới trên nền tảng blockchain
-
Về sự phát triển của các nền tảng blockchain bên cạnh Ethereum, quý 1 ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái Binance Smart Chain, nối tiếp đó là Polygon ở Quý 2. Đến Quý 3, một loạt nền tảng blockchain mới ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc và trở thành các điểm sáng trong thị trường.
Token nền tảng của nhiều hệ sinh thái có sự thay đổi rất mạnh trong Quý 3 như LUNA, AVAX, FTM, SOL, NEAR, các token này liên tục đạt mức cao nhất mọi thời đại (Hình 1).
Hình 1: Tăng trưởng của các token nền tảng trong quý 3/2021
Sau một thời gian dài phát triển cơ sở hạ tầng, các nền tảng blockchain mới đã sẵn sàng đón nhận dòng tiền chảy vào. Trong Quý 3, nhiều hệ sinh thái đã công bố gói hỗ trợ nhằm phát triển hệ sinh thái theo nhiều mặt, từ việc xây dựng cơ sở hạ tầng đến khuyến khích các dự án, cũng như người dùng tham gia vào hệ sinh thái của chính mình.
Mở đầu là Celo với chương trình khuyến khích trị giá 100 triệu USD. Sau đó, một loạt các hệ sinh thái khác cũng tung ra các chương trình thu hút thanh khoản (incentive program) với giá trị lớn như Avalanche, Algorand, Harmony, Fantom, Hedera Hashgraph, Kava và Cardano (Hình 2).
Hình 18: Các chương trình khuyến khích thanh khoản ra mắt trong quý 3/2021
Nhờ vào chương trình khuyến khích thanh khoản, tổng giá trị bị khóa cũng có sự thay đổi đáng kể, dòng tiền liên tục đổ vào các hệ sinh thái mới trong Quý 3 (Hình 3).
Hình 3: Tăng trưởng TVL của các hệ sinh thái hàng đầu
Đáng chú ý, những cái tên nổi bật nhất chính là Avalanche, Solana và Fantom với sự tăng trưởng đều cả về vốn hóa cũng như TVL. Ba nền tảng này gần như đã hoàn thiện các mảnh ghép cốt lõi trong hệ sinh thái để sẵn sàng bùng nổ:
- Cầu nối tài sản (Bridge)
- Sàn giao dịch (DEX/AMM)
- Giao thức cho vay (Lending/Borrowing)
- Sản phẩm Yield Farming
Với một hệ sinh thái đã tương đối hoàn thiện và cộng thêm vào đó là việc “mở van” bằng các chương trình khuyến khích nhà phát triển và người dùng đã dẫn tới điểm bùng nổ cho cả 3 nền tảng trên.
Solana (SOL)
Sự thay đổi của hệ sinh thái Solana trong Quý 3 có lẽ nhờ vào cuộc thi hackathon “Solana Season” diễn ra trong giai đoạn tháng 5 và tháng 6. Sau đó, một loạt các dự án mới dần xuất hiện và đạt được mức tăng trưởng cực kỳ lớn, điển hình là Saber và Sunny, 2 giao thức mới nhưng nhanh chóng chiếm giữ TVL cao nhất tại hệ.
Hình 4: Biến động TVL trong hệ sinh thái Solana quý 3/2021
Đỉnh điểm trong Quý 3, Saber đã có lượng giá trị bị khóa lên tới 4,15 tỷ USD tại ngày 12/9. Sunny (SUNNY) cũng có mức tăng trưởng vô cùng ấn tượng khi đạt 3,4 tỷ USD TVL từ con số 0 trong vỏn vẹn 2 tuần. Tổng TVL của toàn bộ hệ sinh thái Solana tăng gần 20 lần trong Quý 3, đạt mức cao nhất là 12,2 tỷ USD tại ngày 12/9, đưa Solana trở thành hệ sinh thái có TVL cao thứ 3 chỉ sau Ethereum và BSC (Hình 4).
Bên cạnh đó, lĩnh vực gaming trên Solana cũng có dấu ấn với sự ra mắt token của Star Atlas, một tựa game thuộc thể loại chiến tranh không gian. Sau khi mở bán, 2 token của game này là ATLAS và POLIS lần lượt đạt ATH ROI là 193 lần và 134 lần.
Avalanche (AVAX)
Hệ sinh thái Avalanche bắt đầu bứt phá ngay khi công bố kế hoạch thu hút DeFi trị giá 180 triệu USD có tên là “Avalanche Rush” vào ngày 19/8. Ngay sau đó, tổng TVL toàn hệ Avalanche đã chóng đạt hơn 2 tỷ USD chỉ sau 10 ngày, tăng 570% (dữ liệu thu thập từ DefiLlama).
Chưa dừng lại ở đó, hệ sinh thái Avalanche có thêm động lực tăng trưởng khi kêu gọi đầu tư thành công 230 triệu USD với sự tham gia của nhiều quỹ lớn bao gồm Polychain Capital, Three Arrow Capital, R/Crypto Fund, Dragonfly, CMS Holdings, Collab+Currency và Lvna Capital. Tổng TVL của Avalanche tiếp tục tăng trưởng và đạt gần 4 tỷ USD vào cuối Quý 3.
Nhiều token của hệ sinh thái Avalanche cũng đã có mức tăng trưởng lớn trong Quý 3, nổi bật là TraderJoe (JOE) và Teddy Cash (TEDDY).
Hình 5: Biến động giá hệ sinh thái Avalanche trong quý 3/2021
Fantom (FTM)
Fantom khởi động chương trình khuyến khích thanh khoản khá lớn trong Quý 3 với trị giá 370 triệu FTM nhằm thúc đẩy phát triển Defi và GameFi trên hệ sinh thái. Nhờ vào chương trình khuyến khích thanh khoản, tổng giá trị bị khóa của Fantom đã chứng kiến sự tăng trưởng 984% trong Quý 3, đạt 2,07 tỷ USD (dữ liệu thu thập từ DefiLlama).
Bên cạnh đó, các dự án trong hệ sinh thái Fantom cũng có sự tăng trưởng vượt trội về vốn hóa nhờ vào chương trình khuyến khích thanh khoản.
Hình 6: Biến động giá hệ sinh thái Fantom trong quý 3/2021
Lĩnh vực Gaming và NFT của Fantom cũng có điểm sáng trong Quý 3 khi Andre Cronje, nhà sáng lập Yearn Finance (YFI), đang tích cực xây dựng 2 sản phẩm là RarityGame (Gaming) và Artion (sàn giao dịch NFT) tại Fantom cũng như hứa hẹn về một cầu nối NFT giữa Fantom và Ethereum trong tương lai gần.
5. Việt Nam khẳng định vị thế trên trường quốc tế
Việt Nam trở thành cái tên sáng giá nhất trên thị trường toàn cầu trong quý 3 năm nay. Nhiều nghiên cứu chứng tỏ nước ta đang dẫn đầu trong việc tiếp nhận crypto và DeFi, cũng như số lượng người dùng tiền mã hóa. Những con số ấn tượng này đã được Kyros Ventures thể hiện trong video dưới đây.
Ngoài ra, để có cái nhìn toàn cảnh về thị trường, hãy cùng điểm qua Bản đồ blockchain Việt Nam cập nhật mới nhất trong Hình 7.
Hình 7: Bản đồ Blockchain và crypto Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy Quý 3 kết thúc với sự tăng trưởng mạnh mẽ của toàn bộ thị trường. Sự phát triển của GameFi, NFT và các hệ sinh thái mới đã khiến crypto trở nên mới mẻ hơn và mở ra nhiều cánh cửa tiềm năng để tiếp tục phát triển trong Quý 4 và hơn thế nữa. Hãy cùng nhau đón chào một Quý 4 thật thành công của thị trường tiền mã hóa.
(Nguồn: coin68.com/bao-cao-thi-truong-tien-ma-hoa-quy-3-2021/?fbclid=IwAR0azKWW-Tqsz4s8GuLcsLmLPsJBDn56rVdWyb8LmYrlanh2R8ZjYfM3BRsi)