Người chơi có thực sự cần game Blockchain?
-
Theo thông tin của Youxiguancha, thuật ngữ blockchain đã trở thành tâm điểm gây chú ý trong ngành công nghiệp game từ cuối năm 2017. Những công ty cả lớn và nhỏ đều hy vọng tìm ra hướng đi mới thông qua blockchain. Kết quả là game blockchain với nhiều chủ đề và chủng loại đã bắt đầu xuất hiện. Còn với game thủ họ có thực sự cần một game blockchain hay không?
Vào ngày 27/3 dự án NetEase Planet của NetEase đã chính thức ra mắt sản phẩm **Black Diamond** bán đấu giá kéo dài 4 ngày. Người dùng có thể sử dụng "Black Diamond" để chào giá các đạo cụ khác nhau được cung cấp bởi dịch vụ này như thịt lợn đen NetEase, chậu thép không gỉ, 4 bộ vải đay...
Tuy rằng trước khi diễn ra sự kiện người chơi rất nhiệt tình nhưng song song họ vẫn nghi ngờ. Có những cư dân mạng đã nói rằng thu thập được 40 viên Kim Cương Đen trong 1 tháng cũng không thể đổi được cái chậu thép không gỉ. Còn có người chơi cho rằng NetEase Planet chẳng qua chỉ là tên của blockchain, nhằm truyền thông các sản phẩm của NetEase và thu thập thông tin người dùng. Trò đấu giá thực ra chỉ là mẹo để quảng cáo tiếp thị.
Việc này không tránh được sự tiếc nuối của người chơi NetEase Planet, việc sử dụng blockchain vốn dĩ chỉ là một hình thức biến tướng của shopping online, và nếu người chơi không muốn mua thịt heo, chậu thép không gỉ thì chẳng phải mấy viên Kim Cương Đen này vô giá trị sao?
Blockchain không ngừng hot và NetEase cũng bắt đầu cảm thấy lo lắng về sự thay đổi này. Động thái này có ý nghĩa gì trong game blockchain chăn nuôi “Thế giới động vật”? Đương nhiên vấn đề khó tránh khỏi là phải đối mặt với nhiều người chơi khi một game blockchain bị thổi phồng nhưng thực tế chỉ có mỗi gameplay như thế này?
Nếu vậy game blockchain người chơi vô cùng thất vọng, có lẽ nói cách khác nó không phải là game của người chơi ngay từ ban đầu.
**Người chơi không cần các trò chơi blockchain của các nhà đầu cơ**
Có lẽ tất cả các trò chơi blockchain trên thị trường ngày nay bắt nguồn từ CryptoKitties, hay còn gọi là Mystery love cats (Game nuôi mèo ảo kiếm tiền thật - mèo mã hóa dựa trên công nghệ blockchain và giao dịch = ETH).
Vào tháng 11 năm ngoái, studio thiết kế Axiom Zen đã giới thiệu trò chơi CryptoKitties, chỉ vỏn vẹn trong vòng 1 tháng đã thu hút được một lượng rất lớn người dùng, giao dịch và nuôi mèo ảo trên **CryptoKitties** chiếm 20% trong Ethereum, khiến cho nó xuất hiện sự quá tải.
Nếu bạn dùng tiêu chuẩn của một game để so sánh CryptoKitties thì 20 vạn người dùng đăng ký vào game này không thể gọi là quá hot. Nguyên nhân chủ yếu là do game này khống chế lượng người dùng tham gia. Người dùng cần có 1 lượng nhất định ETH và có thể hiểu rõ được các giao dịch OTC, tài khoản tiền tệ, khóa bảo mật MetaMask, và những thông tin chuyên môn về khóa công khai, khóa bảo mật về giao dịch tiền kỹ thuật số.
Tuy nhiên điều trớ trêu là ý định ban đầu của các nhà phát triển khi tạo ra trò chơi này là hi vọng thông qua game người dùng có thể tăng thêm kiến thức về blockchain chứ không phải là tạo cơ hội cho những nhà dầu cơ mua bán giá trị của blockchain nhằm trục lợi. Điều này cũng dẫn đến một vấn đề cốt lõi là khi thế giới ủng hộ cho blockchain sẽ làm đảo lộn ngành công nghiệp game, cho dù các sản phẩm game này dành cho người chơi thông thường hay các nhà đầu cơ? Hoặc liệu hai nhóm có tồn tại mối liên kết để chuyển biến?
Bản chất của vấn đề này cũng là liệu các trò chơi blockchain có thể vừa chơi kiêm đầu cơ hay không.
Theo quan điểm của những người chơi bình thường họ đều cho rằng game Blockchain không phải là game bởi vì chúng gần như không có khả năng chơi. Mặc dù hiện tại chúng thích hợp cho những game blockchain thể loại nuôi thú, kinh doanh nhưng có thể nói rằng “nuôi ếch” thú vị hơn nuôi chó, mèo. Hơn nữa, những trò chơi này thường không được phát triển bởi các nhà phát triển trò chơi truyền thống. Họ chỉ đơn giản là RD của các công ty tài chính hoặc các dự án tài chính lớn.
Sau khi qua giai đoạn thử nghiệm liệu game blockchain có đa dạng thể loại hơn không? Mặc dù bây giờ chưa thể đưa ra kết luận nhưng dường như có thể nhận định CryptoKitties có thể dẫn đến sự sụp đổ của Ethereum. Làm sao để có thể hỗ trợ những game hạng nặng (những game cần nhiều sức lực, tiền bạc, trí tuệ người chơi).
Người chơi thông thường sẽ dừng lại vì trải nghiệm chơi game tệ, và nghĩ ngược lại rằng nếu các trò chơi blockchain thêm nhiều gameplay, điều này có ý nghĩa gì đối với các nhà đầu cơ? Nó có thể là quá mức cần thiết, bởi vì làm như vậy không mang lại sự tiện lợi hoặc giá trị mới cho các giao dịch của người chơi. Thay vào đó, nó có thể làm tăng gánh nặng cho blockchain.
Chung quy lại người chơi game thông thường với người chơi game blockchain có sự trùng hợp ngẫu nhiên. Bởi vì sự tồn tại của ngưỡng này không cao, ngay cả khi ngưỡng này dần dần được hạ xuống trong tương lai, mâu thuẫn giữa "giá trị" của hai bên cũng dẫn đến sự chuyển đổi khó khăn.
**Blockchain có thể giải quyết được vấn đề nan giải của người chơi không?**
Trừ khi tạo ra kỹ thuật cơ bản đặc biệt dành cho game nhằm giải quyết vấn đề, nếu không có thể dẫn đến việc nội dung game không tương thích với blockchain. Nhưng sức tưởng tượng của thế giới đối với blockchain trên thực tế là công cụ bổ trợ bên ngoài game. Ví dụ item, giao dịch cũng như phát hành, quảng cáo game... Trong số đó những thức thực sự đem lại giá trị cho người chơi chỉ có 3 thứ: token hóa đồng tiền game, tài sản ảo và plugin.
Hiện tại tài sản game về cơ bản được nằm trong một hệ thống khép kín, thiếu tính phổ biến, như tài sản ảo Blizzard.com và Tencent Q. Tuy nó cũng có một mức độ linh hoạt nhất định nhưng cũng chỉ giới hạn trong những sản phẩm trong nhà, và hành vi giao dịch giữa mọi người cũng tương đối hạn chế.
Đối với mỗi game “đảo hoang”, blockchain được sử dụng như một khu thương mại trung gian để tạo ra nơi giao dịch đạo cụ trong game. Việc thiết lập hệ thống tiền tệ đáng tin cậy trong toàn ngành công nghiệp game có nghĩa là item hoặc tiền ingame trong mỗi game có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau thông qua token. Ngoài ra, còn có tiềm năng cho các ưu đãi kinh tế, người chơi còn có thể nhận được các token khi chơi game. Bản thân những token này có thể sẽ tăng giá.
Tưởng tượng thì rất dễ dàng và đẹp đẽ nhưng thực hiện sẽ gặp phải nhiều vấn đề rắc rối như vấn đề kỹ thuật. Thứ nhất, blockchain thúc đẩy sự tập trung, nếu giao dịch được sinh ra trong thế giới ảo của game, việc giao dịch sẽ trở thành một nền tảng trung tâm tuyệt đối. Các nhà phát triển game sẽ tiếp cận chứ? Thứ 2, mỗi dự án game đều có các tài sản ảo được token hóa của riêng mình. Vậy dùng tiêu chuẩn gì để trao đổi giữa những token đó? Thứ 3, các game quy mô lớn cochain rẩt khó khăn, có thể có những game nhỏ được cochain nhưng bản thân vốn dĩ không cần đến những giao dịch lớn, giá trị những nơi giao dịch rốt cuộc là bao nhiêu?
Ngoài tính thanh khoản, tài sản ảo trong game có hai loại không gian. Đầu tiên là để cho phép người dùng có một bộ sưu tập kỹ thuật số thực sự không thể nhân rộng được và 100% quyền sở hữu. Thứ hai, nếu game dừng đột ngột thì những tài sản ảo của người chơi vẫn được đảm bảo giá trị.
Hai điểm này chắc chắn đã nhắm đúng vào yêu cầu của đại đa số người chơi. Một ứng dụng blockchain mà game Ubisoft Entertainment khám phá là nội dung trò chơi DLC, DLC có thể mang lại nhiều nội dung game hơn cho người chơi, chẳng hạn như sự xuất hiện của nhân vật mới hoặc chương cốt truyện mới. Phải nói rằng tính độc đáo và độc đáo này thực sự có thể khiến người chơi chú ý đến và các nhà sản xuất trong nước cũng đang cố gắng tung ra các vật phẩm, item... độc quyền.
Tuy nhiên nó là một điểm cần nghi vấn, bản chất không thể huỷ diệt của giao thức blockchain làm cho quyền sở hữu trong chuỗi rõ ràng. Nó sẽ không biến mất vì máy chủ trò chơi ngừng hoạt động. Mặc dù điều này là chắc chắn một khi trò chơi đã dừng lại hoặc tuổi thọ game sắp kết thúc và người chơi không muốn chơi nữa thì giá trị của những tài sản ảo được lưu trữ là bao nhiêu? Rốt cuộc tài sản trò chơi vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại của sản phẩm. Nếu không có sản phẩm nào tồn tại thì điều cuối cùng người chơi nhận được chỉ là một chuỗi mã độc nhất vô nhị, và có trị giá bao nhiêu? Giống như các tên miền, mỗi tên có giá trị, nhưng miễn là không ai mua nó, nó sẽ nằm trong tay bạn.
Tất nhiên blockchains xứng đáng được công nhận rằng nó đã giúp những nhà làm game chống lại plugin.
**Người chơi có theo đuổi sự tối đa hóa lợi ích của tài sản game không?**
Theo thống kê có hơn 2,3 tỷ người chơi game trên các nền tảng và thiết bị khác nhau mỗi ngày. Chỉ có 6% gamers được hưởng lợi từ việc kinh doanh item, lợi nhuận khoảng 4 tỷ USD. Sự xuất hiện của công nghệ blockchain đã được các nhà sản xuất ngành công nghiệp xem xét để cho phép 94% số người chơi tham gia. Nói cách khác, giao dịch tài sản liên game có khả năng sẽ được thực hiện.
Các giao dịch tài sản có thể kết nối với doanh thu trò chơi. Theo các báo cáo liên quan Hero Entertainment đã hợp tác với Kingnet trong một dự án blockchain. Đây là một nền tảng dịch vụ tích hợp cung cấp cho người dùng dòng thông tin, nền tảng game và thông tin cộng đồng. Trên nền tảng này, người dùng đóng góp giá trị bằng cách tạo và up nội dung, public nội dung và bình luận nội dung. Giá trị của khoản đóng góp sau đó được ghi vào khoản chênh lệch và phần thưởng ngang hàng được chỉ định bởi hợp đồng thông minh, nghĩa là nền tảng này sẽ thưởng cho người tham gia đóng góp vào việc xây dựng nội dung.
Như có thể thấy từ một số dự án blockchain tất cả đều cố gắng sử dụng tiền để kích thích sự tham gia của người chơi. Mặc dù cho người chơi nhiều quyền chủ động hơn nhưng thực tế chỉ là tăng độ hot cho các dự án blockchain. Giống như nền tảng dịch vụ tổng hợp của Hero Entertainment, về cơ bản các công ty trò chơi muốn thoát khỏi sự độc quyền của Tencent và NetEase. Nếu thử nghiệm có hiệu quả, nó sẽ giảm đáng kể chi phí game.
Nhưng từ quan điểm của người chơi nếu mọi sản phẩm game hoặc nội dung xã hội đều khen thưởng theo những cách khác nhau thì thực tế có thể sẽ gây phiền phức đến trải nghiệm của người chơi trong game. Chưa kể khả năng nó sẽ tạo ra nhiều nhà đầu cơ, một khi một người chơi nhận được rất nhiều lợi ích từ nó chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều người hơn làm theo. Lúc đó toàn bộ môi trường game đã bị thay đổi. Người chơi không còn khoe những món hàng hiếm, mà là họ kiếm được bao nhiêu tiền mỗi ngày.
**Thế giới game như vậy có giống với vòng tròn tiền tệ hiện tại không?**
Một vấn đề khác không thể bỏ qua là, game blockchain có thể thoát khỏi vòng đời của bản thân game không, hay nói cách khác là vòng đời của nó không, thực ra blockchain duy trì ở thời điểm hưng thịnh, nhưng một khi niềm tin vào blockchain sụp đổ những game này sẽ đi về đâu?
Tóm lại, ý thức trả phí của người chơi vẫn đang ở giai đoạn lưng chừng, game thiên về nạp thẻ khó tránh khỏi việc khiến một lượng lớn người dùng lưỡng lự, các công ty game cùng với việc sử dụng blockchain, cũng nên xem xét nhu cầu của người chơi, chứ không phải bị rơi vào tình trạng hô hào theo tập thể.