CEO Telegram đề xuất NFT hóa tên người dùng, đây được cho là "chút hương vị Web3" mà Pavel Durov lấy cảm hứng từ sự kiện đấu giá tên miền TON trị giá 3 triệu USD.
CEO Telegram và đề xuất “NFT hóa” tên người dùng
Giám đốc điều hành Telegram - Pavel Durov, đã đề xuất đưa tên người dùng (username) và liên kết kênh (link) của nền tảng ra thị trường dưới dạng NFT. Trong một bài đăng mới đây trên kênh Telegram cá nhân của mình (651,000 subscribers), Durov gợi ý về việc hàng triệu địa chỉ Telegram có thể được đấu giá như một loại tài sản trên blockchain.
Pavel Durov cho biết: “Điều này sẽ tạo ra một nền tảng mới, nơi chủ sở hữu tên người dùng có thể chuyển chúng cho các bên liên quan trong các giao dịch được bảo vệ – với quyền sở hữu được bảo đảm trên blockchain thông qua các hợp đồng thông minh tương tự NFT”.
(Nguồn: Internet)
Durov cho biết cảm hứng cho ý tưởng này đến từ đợt bán hơn 2,000 tên miền ".TON" của The Open Network (TON). Mỗi giao dịch có mức giá 1,29 USD tính tại thời điểm viết bài. Cuộc đấu giá này đã thu về 2.392.002 Toncoin, tương đương với nó là khoảng 3 triệu USD.
Cái tên có doanh thu cao nhất trong đợt bán là wallet.ton. Riêng nó đã được bán với giá 215,250 Toncoin. Các á quân ngay sau là bank.ton và casino.ton được bán với giá lần lượt là 157,500 và 200,000 Toncoin.
Tiềm năng từ 700 triệu người dùng
Pavel Durov tin rằng: “Nếu TON có thể đạt được những kết quả ấn tượng này, thì Telegram với 700 triệu người dùng sẽ còn thành công đến mức nào nếu các tên người dùng @username, liên kết nhóm và kênh được mang ra đấu giá.”
(Nguồn: Internet)
Vị CEO này cũng cho biết thêm, ngoài các địa chỉ tương đối bắt tai như @royal hoặc @storm, tất cả người dùng với bốn chữ cái đều có thể được đấu giá (@bank, @game, @club,@gift...). Các yếu tố khác của hệ sinh thái Telegram, bao gồm các kênh, nhãn hàng hoặc biểu tượng cảm xúc, sau này có thể trở thành một phần của thị trường này.
Tổng quan về dự án TON
TON vốn được thiết kế bởi Telegram. Thế nhưng, quyền kiểm soát blockchain đã được chuyển giao cho cộng đồng The Open Network vào tháng 6/2020. Công ty buộc phải từ bỏ quyền sở hữu như một phần của thỏa thuận dàn xếp với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC). Chính SEC đã nộp đơn khiếu nại Telegram với cáo buộc đã tiến hành bán chứng khoán chưa đăng ký với giá 1,7 tỷ USD dưới dạng token GRAM.
(Nguồn: Internet)
Hiện tại, Telegram vẫn liên quan chặt chẽ với blockchain TON, ứng dụng hiện cho phép người dùng giao dịch trực tiếp Toncoin thông qua các bot tự động. Mặc dù Telegram cho phép những bot này hoạt động, họ không cần phải xác nhận chúng.
Durov tin rằng việc sử dụng TON cho kế hoạch đấu giá của mình sẽ là lựa chọn phù hợp nhất với khả năng mở rộng và tốc độ của nó. Anh ấy cũng tự tin rằng công ty có thể viết các hợp đồng thông minh cho mạng, bởi họ là những người đã phát minh ra ngôn ngữ lập trình của nó.
(Theo coin101)