Hàng loạt “ông lớn” ngành game bắt đầu đổ xô vào The Sandbox – Cơ hội nào cho SAND?
-
Gã khổng lồ ngành game truyền thống Square Enix và nhiều ông lớn khác vừa có hành động cụ thể hơn sau đợt “nhá hàng” gây đầy tranh cãi cách đây không lâu.
Như đã đưa tin, công ty game Nhật Bản nổi tiếng Square Enix từng đưa ra thông báo đầy bất ngờ hồi tháng 1 rằng sẽ thực hiện bước đi đột phá vào ngành game blockchain vốn đang làm mưa làm gió trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, ý tưởng của Square Enix có phần gặp khó khăn khi vấp phải cản trở đến từ làn sóng phản đối bởi cộng đồng game thủ. Đây cũng là bài toán lớn nhất mà hầu hết những hãng game truyền thống đang phải đối mặt khi quyết định kết nối với thế giới blockchain.
Nổi bật nhất phải kể đến sự kiện Steam với tuyên bố cấm tất cả ứng dụng được xây dựng trên blockchain, kể cả NFT. Động thái đã đẩy nhiều dự án được lên lịch ra mắt trên nền tảng đứng bên “bờ vực” sụp đổ. Do đó, đã có đến 29 công ty blockchain game phải viết thư thuyết phục Valve gỡ bỏ lệnh cấm trên Steam.
Cho đến nay, chủ tịch Valve Gabe Newell vẫn rất cương quyết với quyết định trên, thậm chí ông còn tuyên bố “giao dịch Bitcoin trên Steam là gian lận, NFT là lừa đảo“. Mặt khác, Nhà phát hành game GSC Game World S.T.A.L.K.E.R. 2 cũng gặp trường hợp tương tự, bắt buộc hủy bỏ kế hoạch ra mắt NFT khi đối mặt với sự phẫn nộ của người dùng.
Tường chừng như thách thức trên sẽ làm chậm lại tiến độ triển khai từ Square Enix, tuy nhiên vào đầu tuần này nhà phát hành game đã nhanh chóng củng cố chiến lược thông qua kế hoạch đưa một trong những bản nhượng quyền thương mại tựa game đình đám của mình vào không gian metaverse trên The Sandbox (SAND).
Cụ thể, Square Enix sẽ đưa IP trò chơi nhập vai giả tưởng Dungeon Siege vào The Sandbox theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả trải nghiệm tương tác trên LAND thuộc sở hữu của Square Enix trong thế giới trực tuyến được chia sẻ rộng rãi. Hơn nữa, Square Enix cũng sẽ cung cấp các nhân vật và tài sản trong Dungeon Siege để người chơi có thể sử dụng trong nhiều công cụ đa dạng hơn trong The Sandbox.
Dungeon Siege là một trò chơi ra mắt ban đầu vào năm 2002, và phần cuối cùng của game được phát hành vào năm 2011, đã bán được hơn 1,7 triệu bản cho đến nay. Mặc dù không phổ biến như các tựa game khác thuộc sở hữu Square Enix như Final Fantasy hay Tomb Raider, nhưng Dungeon Siege luôn được đa số người dùng đánh giá là một “tượng đài” kinh điển về thể loại game nhập vai hành động trong lịch sử phát triển của ngành.
Square Enix đã theo sau “người đồng nghiệp” Ubisoft trong việc thực hiện một động thái tương tự như vậy. Ubisoft gần đây cũng vừa công bố kế hoạch mang thương hiệu Rabbids lâu đời của mình cho The Sandbox.
Trên thực tế, đây không phải là lần kích hoạt đầu tiên của Square Enix với The Sandbox, bởi vì công ty game đã liên kết với dự án trong nhiều năm trước đây. Điển hình là vào tháng 3 năm 2020, Square Enix đã dẫn đầu vòng đầu tư 2 triệu USD vào The Sandbox, thuộc sở hữu của quỹ đầu tư NFT/game/metaverse hàng đầu Animoca Brands.
Về phía The Sandbox, mặc dù nền tảng đã triển khai bán những khu đất NFT trong nhiều năm và thu hút được các đối tác nổi tiếng như Snoop Dogg, Ubisoft và The Walking Dead, nhưng trò chơi vẫn chưa được phát hành chính thức hoàn toàn cho cộng đồng.
Theo nguồn tin từ đội ngũ phát triển, Sandbox vẫn sẽ tiếp tục cho ra mắt bản thử nghiệm alpha tiếp theo vào ngày 3 tháng 3, kéo dài đến cuối tháng để cho phép người chơi thử phiên bản miễn phí của mình.
Song, từ những dẫn chứng trên, chúng ta có thể khẳng định rằng nếu Decentraland (MANA) – đối trọng thường được so sánh nhiều nhất với SAND về phạm vi NFT/game/metaverse, đang tung hoành ở mảng giả lập không gian sự kiện, đương cử có sự tham gia của ngân hàng lớn nhất của Mỹ JPMorgan, tập đoàn Samsung hay Giải đấu Australian Open, thì The Sandbox thật sự là đại diện thống trị trên mặt trận game.
Đi sâu hơn, cơn sốt đầu tư vào mảng GameFi và metaverse không những chưa dấu hiệu hạ nhiệt mà còn đang dần gia tăng theo cấp số nhân với tần suất ngày càng dày đặc cùng tốc độ phát triển vô cùng nhanh chóng. Chỉ trong 3 tháng qua đã xuất hiện 10 thương vụ đầu tư khác nhau có trị giá lên đến hàng trăm triệu USD. Do đó, tiềm năng to lớn của SAND trong “miếng bánh” khổng lồ này là điều không thể phủ nhận.